TRẮC ĐỊA

DỊCH VỤ TRẮC ĐỊA

TRẮC ĐỊA LÀ GÌ?

Trắc địa, trắc đạc hay đo đạc nói chung là ngành khoa học về Trái Đất- đo đạc vị trí tọa độ và độ cao, hình dạng, kích thước, phương hướng của địa hình mặt đất và địa vật nằm trên mặt đất. Ngoài ra, sản phẩm của ngành có đóng góp quan trọng và liên quan mật thiết đến nhiều lĩnh vực của xã hội đặc biệt trong lĩnh vực: lập Bản đồ địa chính quốc gia, nghiên cứu và quy hoạch, thiết kế, thi công các công trình, quản lý đất đai, quản lý tài nguyên khoáng sản, quản lý rừng, quản lý biến đổi khí hậu, quản lý giao thông, điện lực, viễn thông, thủy lợi…chính vì vậy mà ngành trắc đạc được chia thành những nhóm ngành sau:

57

Các phân ngành của trắc đạc

Trắc địa bản đồ (surveying and mapping): là ngành đo vẽ bản đồ địa hình phục vụ cho dân dụng -công tác địa chính, quy hoạch xây dựng,…và phục vụ cho quân sự  như tọa độ trên biển Đông.

Trắc địa công trình: là việc tiến hành khảo sát thiết kế công trình trước, trong và sau khi thi công xây dựng. Theo dõi quan trắc chuyển vị và dự đoán biến dạng của các công trình, nền móng công trình trong toàn bộ tuổi đời của công trình. Công cụ đo chủ yếu bằng các loại máy trắc đạc thông thường: máy kinh vĩ, máy thủy bình, máy dọi laser, máy toàn đạc điện tử,…

Trắc địa ảnh (photogrammetry): đây là lĩnh vực nghiên cứu việc xây dựng bản đồ bằng ảnh máy bay, ảnh mặt đất, ảnh vệ tinh, dùng ảnh thay thế cho các phương pháp truyền thống để xây dựng các loại bản đồ chuyên để phục vụ công tác quản lý đất đai. Đồng thời người làm trắc địa ảnh sẽ xử lý kết quả trắc địa qua ảnh.

Trắc địa cao cấp ( higher geodesy): là công tác đo đạc trên quy mô toàn cầu, dùng để ứng dụng hoặc xử lý những vấn đề mang tính toàn cầu.

Trắc địa mỏ (mining geodesy):  Ngành này có đặc trưng riêng và được phân ra làm hai chuyên ngành nhỏ là trắc địa mỏ – công trình và ứng dụng kỹ thuật địa tin học trong nghiên cứu, giám sát tài nguyên môi trường. Để phát hiện và tiến hànhđo đạc dự đoán vị trí các mỏ quặng, khoáng sản.

Viễn thám (remote sensing): đây là phân ngành trắc địa đo vẽ từ ảnh hàng không (máy bay,…) sau quá trình bay chụp, bằng tàu biển (đo vẽ thềm lục địa, đáy đại dương,…). Công cụ đo có thể bằng: máy ảnh, thiết bị siêu âm, ra đa vô tuyến điện,…

Định vị vệ tinh (GPS): định vị địa vật và đo vẽ địa hình bằng vệ tinh địa tĩnh (là loại viễn thám đặc biệt)

Hệ thống thông tin địa lý (GIS): là chuyên ngành về phần mềm và cơ sở dữ liệu địa lý (công nghệ thông tin).